Hiện nay việc đặt mua chim cu gáy non về nuôi quả thật rất đắt đỏ mà không hề thuận tiện về giao thông, hơn nữa không phải ai cũng có thể tự mình bẫy chim cu gáy non mà mang về được. Bởi thế, nếu đang nuôi một con cu gáy mái thì sao bạn không tự mình gây giống?
Chọn đôi cu gáy trống mái bố mẹ
Chọn 1 cu gáy mái và 2 cu gáy trống là tốt nhất. Hãy chọn những trống đã thuần, dạn dĩ và tốt tướng. Đặt lồng của chúng ở gần nhau cho chúng quen dần, nghe giọng nhau cho quen.
Sau một thời gian sống cạnh nhau, hãy cho chúng vào chung lồng. Lúc đầu có thể chúng sẽ đánh nhau nhưng đừng lo lắng, chỉ vài hôm là chúng sẽ quấn quýt lấy nhau thôi. Đến lúc ấy chúng sẽ có những biểu hiện như đứng sát nhau, rỉa lông cho nhau,…
Khi có người đến cạnh chúng, nếu như con mái xù lông lên thì đã đến lúc chúng có thể tạo ra thế hệ chim con rồi.
Tiến hành làm tổ cho chim cu gáy mái
Lấy 1 cái rổ, rá nhỏ hoặc cái rế tre lót nồi rồi cho rơm khô vào đều đáy tổ, cũng có thể dùng xơ mướp thay thế cũng tốt.
Buộc cố định tổ vào lồng tránh việc chim đảo trứng làm lồng bị xê dịch và đảm bảo nhiệt độ nơi để tổ ổn định, đủ ấm trong quá trình bảo quản và ấp trứng cho chim cu gáy mái.
Những lần đầu ấp trứng chim cu gáy mái còn chưa quen nên có thể bỏ ấp, ấp không đủ lâu,… nên trứng dễ bị hỏng.
Tránh những việc như lấy trứng chim ra soi, khiến chim mẹ sợ, cho người lạ vào ngắm chim ấp,…
Cần che kín lồng lại để chim cu gáy mẹ được yên tĩnh, chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước. Không ngó chúng nhiều làm gì cả. Lấy trứng ra xem thì dùng gang tay hoặc dụng cụ chế tác chứ dùng tay không trực tiếp sẽ khiến mồ hôi tiếp xúc với trứng, khiến trứng bị nhiễm hơi độc của cơ thể người.
Nếu vì 1 lý do gì đó mà cu gáy mẹ bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới.
Chúc các bạn yêu thích cu gáy sẽ nhân giống thành công nhờ cách nuôi chim cu gáy sinh sản Petcare24h chia sẻ nhé!
Nguồn: https://camnangthucung.com/cach-nuoi-chim-cu-gay-sinh-san/