Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm, vì thế hãy đọc ngay bài viết này để có thêm kiến thức phòng ngừa bệnh dại cho chó nhé. Bệnh dại là bệnh do rabies virus gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn.
Bệnh dại được ghi nhận xuất hiện từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Nó không những nguy hiểm với chó mà còn nguy hiểm đến cả những người xung quanh nó. Hãy phòng ngừa bệnh dại ngay khi có thể!
Tiến triển bệnh:
Virus nhân lên ở bào tương, các virion nảy chồi từ màng bào tương tế bào ký sinh chủ. Sau đó virus tấn công vào các thụ thể Acethylcholin trên bề mặt tế bào qua các gai Glycoprotein. Tấn công vào nhiều nơi rồi nhân lên và sao chép.
Loại virus này tấn công vào rất nhiều động vật với nhiều mức độ:
Mức độ cao nhất: chuột, chó sói, cáo,…
Mức độ cao: chồn, dơi, trâu, bò,…
Trung bình: chó, cừu, dê, ngựa, mèo…
Chúng ta nên biết các mức độ lây nhiễm này để có các biện pháp phòng ngừa và cách ly, kiểm tra kịp thời.
Chó khi mắc bệnh sẽ chia làm 2 thể triệu chứng: Thể dại câm và thể dại cuồng.
Thể dại cuồng: chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: chó thay đổi thói quen sinh hoạt, khó chịu, bứt rứt, hơi loạn nhưng không phải vì vui, cắn liếm tay chân liên tục.
Giai đoạn trung gian: chó bị biến đổi thần kinh, chạy nhảy lung tung, hoảng loạn, sủa tiếng khản hoặc ồ, hay rống, hú, vồ bong. Lưỡi thè, chảy nước dãi liên tục, bụng thóp, sợ gió, sợ nước, không đi lại được.
Giai đoạn cuối: bại liệt, trễ hàm, mệt mỏi, chảy nước dãi, rối loạn tiêu hoá -> kiệt sức rồi chết.
Thể dại câm: trễ hàm, lưỡi thè, sợ ánh sáng, nước, gió, thích nằm trong bóng tối, liệt cơ vòng không nhai, không sủa được.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dại ở chó
Đê phòng ngừa bệnh dại ở chó cách an toàn nhất là tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại hàng năm cho chó (tiêm lần đầu vào 4 tuần tuổi).
Không cho chó ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn rơi vãi, bẩn.
Nên đeo bịt mõm cho chó khi dắt ra ngoài chơi.
Dạy chó không ăn bậy.
Định kỳ khử trùng môi trường sống xung quanh chó.
Xử lý xác động vật đã mắc bệnh: đốt, chôn. Và cách ly những con vật mắc bệnh tránh lây lan.
Biện pháp điều trị:
Khi đã mắc bệnh này, việc điều trị cho chó tốn rất nhiều công sức và chi phí. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nếu đã phát bệnh. Nên đem tới cơ sở thú y gần nhất nếu thấy biểu hiện và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết đã cung cấp đến kiến thức cơ bản về loại bệnh này và cách phòng ngừa bệnh dại ở chó kịp thời. Hãy áp dụng và phòng ngừa bệnh dại cho chó nhà bạn ngay nhé.
Tác giả: PetCare24h