Rùa ba gờ là giống rùa bán khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên chúng vẫn không thích hợp sống trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam bởi có rất ít vùng có thể khiến chúng sống khỏe và tốt. Vậy cụ thể như thế nào cùng Petcare24h tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của loài rùa ba gờ
Rùa ba gờ với tên khoa học là Malayemys Subtrijuga và tên tiếng anh là Malayan snail-eating turtle. Thuộc trong số những loài rùa hiền lành. Chúng được tìm thấy ở những khu vực như lưu vực sông Mekong ở Campuchia và Lào, miền Nam Việt Nam, Thái Lan, bắc bán đảo Malaysia, Java và Indonesia.

Ở Việt Nam loài rùa này xuất hiện khá nhiều ở các khu vực như Kiên Giang, Đồng Nai, Cà Mau. Chúng chủ yếu sinh sống ở những khu vực nước ngọt như ao, hồ, đầm.
Đến thời điểm hiện nay số lượng rùa 3 gờ đang rơi vào điểm đáng báo động về số lượng cá thể. Vì người dân chủ yếu săn chúng để lấy thịt.
Lịch sử và nguồn gốc:
Rùa Ba Gờ đã xuất hiện từ hàng triệu năm trước và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng được coi là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ ở nhiều nền văn hóa.
Đặc điểm phân biệt ở rùa ba gờ
Đặc điểm nhận dạng ở em rùa này là mai có màu sẫm, dạng hình bầu dọc và có 3 gờ nổi lên rõ nét vì thế tên rùa ba gờ ra đời. Phần sau mai không có răng cưa.
Đầu chúng khá to, có thêm những sọc màu trắng sữa xung quanh đôi mắt. Về phần yếm dưới bụng thì màu vàng, khá cứng cáp và có thêm những đối đen trông tương đối lớn.

Kích thước khá phổ biến ở rùa ba gờ từ 7 – 15cm, và được bày bán khá phổ biến ở trước cổng chùa thường dùng để phóng sanh, hay tiệm cá cảnh,.. Với giá khá rẻ là bạn có thể sở hữu em rùa này tuy nhiên nếu bạn không biết cách nuôi có thể rùa này sẽ “ngủm” sớm, bởi chúng không hề dễ nuôi và khó thích ứng với môi trường nuôi nhốt.
Đặc tính của loài rùa ba gờ
Rùa ba gờ với tính cách khá nhút nhát, khi phát hiện nghe thấy tiếng động trong khoảng cách gần hay chỉ bóng người vụt qua thì chúng sẽ rụt đầu vào mai ngay. Vì vậy cũng khá khó khăn trong những ngày đầu cung cấp đồ ăn cho chúng.
Loài rùa này khá chậm chạp và lù đù. Nó cũng có phản ứng khá gay gắt trong việc bị chọc tức hay đưa các vật lạ gần miệng nó.
Tuy vậy, khi bạn nuôi nó đủ lâu thì chúng sẽ dần quen với bạn, có thể nhận ra chủ nhân và biết đòi ăn. Ngoài ra sẽ phản ứng bơi lại gần khi nhận thấy chủ nuôi đến gần.
Phân bố địa lý:
Rùa Ba Gờ sinh sống chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar và Trung Quốc (phía nam).
Tại Việt Nam, Rùa Ba Gờ được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành, từ miền Bắc đến miền Nam. Chúng thường tập trung ở các khu vực miền núi như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng…
Môi trường sống:
Rùa Ba Gờ ưa thích môi trường sống nước ngọt, bao gồm: sông, suối, hồ, đầm lầy, ao hồ… Chúng thường sống ở khu vực có nhiều cây cối rậm rạp, ít người qua lại. Là loài lưỡng cư, Rùa Ba Gờ có thể di chuyển linh hoạt trên cạn và dưới nước.
Tập tính và sinh sản:
Rùa Ba Gờ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm: thực vật thủy sinh, côn trùng, cá nhỏ, động vật thân mềm… Chúng thường kiếm ăn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm.
Mùa sinh sản của Rùa Ba Gờ diễn ra vào khoảng tháng 4-6 hàng năm. Con đực sẽ tán tỉnh con cái bằng cách cọ xát đầu và cổ vào mai của con cái. Sau khi giao phối, con cái sẽ đào hố trên bờ và đẻ từ 5-10 trứng. Trứng rùa Ba Gờ ấp nở sau khoảng 80-90 ngày.
Tình trạng bảo tồn:
Hiện nay, Rùa Ba Gờ đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa như săn bắt trái phép, mất môi trường sống, ô nhiễm môi trường… Do đó, Rùa Ba Gờ được xếp vào Loài sắp bị đe dọa (NT) trong Sách Đỏ IUCN và được đưa vào Danh mục động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo vệ tại Việt Nam.
Giải pháp bảo tồn:
- Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ Rùa Ba Gờ.
- Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống của Rùa Ba Gờ.
- Nuôi Rùa Ba Gờ theo quy định và có trách nhiệm.
Cách nuôi và chăm sóc loài rùa ba gờ
Rùa ba gờ có giá thành khá thấp nhưng quá trình nuôi chúng khá khó khăn trong những ngày đầu. Bạn phải cần kiên trì khi quyết định nuôi chúng, nếu cho chúng ăn được là bước đầu thành công chinh phục chúng.
Bể nuôi
Vì loài rùa ba gờ khá chậm chạp, hiếm khi vận động bơi lội. Nên mua bể nuôi với diện tích không cần phải quá lớn.
Về nước trong bể cần dùng nước máy sạch, không bị ô nhiễm, nấm mốc. Bạn có thể sử dụng thêm các loại muối để khử sạch những loài vi khuẩn gây bệnh cho rùa. Mực nước trong bể cần phải cao hơn mai rùa khoảng 2cm.
Bên cạnh đó, bạn cần trang bị thêm trong bể những tảng đá bằng phẳng và không cần quá cao để rùa có thể leo lên và nghỉ ngơi.
Nước trong bể cần thay mỗi ngày, đảm bảo được độ sạch sẽ. Nếu nước nhiễm bẩn có thể gây bệnh cho rùa khá cao.
Nên đặt bể nuôi ở nơi thoáng mát và có ánh nắng nhẹ chiếu vào, tránh đặt ở chỗ ánh nắng Mặt Trời trực tiếp. Nhằm để rùa phơi nắng, vì cơ thể rùa ba gờ cần hấp thụ vitamin từ ánh nắng, đồng thời kích thích được sự phát triển xương, tiêu diệt được nấm mốc và vi khuẩn có trên mai rùa, bề mặt da của rùa.
Bạn có thể thay thế ánh sáng Mặt Trời bằng cách lặp đặt đèn UV vừa đảm bảo cung cấp được vitamin D, vừa có thể sưởi ấm cho rùa.
Về bể nuôi cho rùa cảnh, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Trang Trí Hồ Nuôi Rùa Kiểng Tại Nhà
Thức ăn
Về chế độ ăn của rùa ba gờ khá đặc thù. Trong môi trường tự nhiên chúng chủ yếu chỉ ăn ốc. Với cá thể lớn thì có thể cắn vỡ vỏ ốc và ăn thịt bên trong, còn rùa nhỏ thì bạn nên đập vỏ và khều thịt cho chúng ăn.

Tuy nhiên nếu cho chúng tự ăn ốc thường xuyên thì nước trong bể nhanh nhiễm bẩn, vì thế bạn có thể đem ốc đi luộc và khều ruột sẵn để chúng ăn.
Ngoài ra bạn nên tập cho chúng ăn những loại thức ăn khác như giun đất, trùn quế. Với những loại thức ăn như:
- Tôm, tép thì rùa có thể ăn nhưng rất chậm, vì thế bạn cần cắt nhỏ ra để dễ dàng cho chúng ăn.
- Cá: Rùa ba gờ ăn được, nhưng cần phải là cá đã chết. Vì sống thì rùa không ăn được.
Đối với những ngày đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cho chúng ăn. Bạn có thể tham khảo cách ăn như sau:
- Khều thịt ốc trong vỏ, sau đó băm nhuyễn rồi cho vào ống xi lanh y tế.
- Lấy một cây tâm đã cắt bỏ phần nhọn và dập cho nó mềm đi, rồi mới cậy miệng cho rùa hả họng.
- Tiếp theo dùng ống xi lanh trực tiếp bơm vào miệng chúng, cứ từ từ như thế cho đến khi đầy họng.
- Nếu rùa cứ nhè ra thì bạn lại cậy miệng và bơm vào tiếp. Lặp đi lặp lại đến khi chúng ngậm và nuốt thức ăn.
Rùa ba gờ có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?
Loài rùa này khá khó để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, vì thế chúng chỉ hợp với những người có tính kiên nhẫn. Bù lại chúng khá sạch sẽ, bạn có thể đem chúng đi chơi hay bất cứ đâu.

Giá thành của rùa ba gờ dao động khoảng 70.000 – 150.000đ/con, tùy thuộc vào kích thước và sức khỏe chúng.
Bạn có thể tìm em rùa này ở các cửa hàng rùa kiểng, thủy sinh uy tín trong khu vực. Hay có thể tham khảo trên các hội, nhóm cũng có khá nhiều người rao bán.
Kết luận
Rùa Ba Gờ là một loài rùa quý hiếm và đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Việc bảo vệ Rùa Ba Gờ không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hãy chung tay góp sức để bảo vệ loài động vật đặc biệt này và bảo vệ môi trường sống của chúng.
Như vậy, Petcare24h.com đã gửi đến bạn những thông tin liên quan đến rùa ba gờ, giúp bạn hiểu hơn về em rùa này.
Để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc Rùa Ba Gờ, hãy xem bài viết “Cách Chăm Sóc Rùa Ba Gờ” của chúng tôi.