Rùa cảnh hiện đang là thú vui được nhiều người hưởng ứng, ngoài ra còn có tác dụng về phong thủy được ít người biết đến. Vậy Petcare24h xin giới thiệu đến độc giả những giống rùa cảnh được nuôi phổ biến nhất hiện nay thông qua bài viết sau đây.
Rùa cảnh Núi Vàng
Rùa Núi Vàng được đánh giá là loài rùa cảnh được nhiều người ưa chuộng nhất. Sở hữu mai rùa màu vàng óng ả, không có những đốm đen. Khi nó xuất hiện sẽ khiến bao nhiêu người khao khát.
Rùa cảnh này nuôi được trên cạn, vì thế bạn có thể đem chúng “đi khoe” với mọi người xung quanh. Rùa Núi Vàng thuộc loại vật nuôi khá dễ chăm sóc, thức ăn lại đơn giản như rau lang, rau muống, xà lách, dưa leo. Đặc biệt loại rùa cảnh rất thích ăn cà chua.
Tuy quá trình nuôi trông khá đơn giản nhưng bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Về chuồng nuôi cần dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên và đảm bảo sự khô ráo.
- Không nên đặt rùa ở nơi quá cao, tránh trường hợp rùa rơi xuống sẽ bị thương.
- Cần lắp đặt thêm hệ thống sưởi ấm xung quanh chuồng nuôi vào những ngày mùa đông lạnh bảo đảm giữ ấm cho chú rùa.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tìm Hiểu Về Giống Nuôi Rùa Núi Vàng
Rùa sao Ấn Độ
Khi nhắc đến tên rùa sao Ấn Độ thì đã biết được rằng nguồn gốc của rùa cảnh này đến từ đất nước Ấn Độ. Với đặc điểm ngoại hình đặc biệt khi sở hữu những đường nét họa tiết tạo thàng những ngôi sao màu vàng độc đáo. Chính vì thế chúng được bình chọn là một trong những rùa cảnh đẹp nhất thế giới. Do đó dẫn đến giá cả của rùa sao Ấn Độ cũng không hề rẻ dao động từ 1,5 triệu – 2,5 triệu.
Khi mới chào đời, mai rùa của chúng nhẵn, nhưng sau thời gian dài thì những hoa văn ngôi sao sẽ dần trở nên gồ ghề hơn. Bên cạnh đó, nhờ điểm này mà chúng có thể dễ dàng lật lại khi rơi vào trường hợp lật úp.
Trong quá trình nuôi rùa sao Ấn Độ sẽ có chút khó khăn, vì chúng phải sống trong môi trường có nhiệt độ cao, do đó khi rơi vào những ngày xuân, động bạn cần phải lắp đặt hệ thống đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ cho rùa. Ngoài ra bạn cũng cần trang bị thêm tảng đá hay tấm ván để rùa có thể ẩn náu khi thời tiết quá nóng.
Thức ăn khoái khẩu của rùa sao Ấn Độ là các loại cỏ và thảm thực vật, cụ thể như cỏ tươi, lá xương rồng không xương, cây bồ công anh, cây mù tạt. Trong chế độ ăn uống của rùa cần cung cấp đủ các chất xơ, vitamin và chất khoáng cần thiết.
Rùa tai đỏ
Rùa tai đỏ với tên khoa học là Trachemys Scripta Elegans, thuộc loài rùa cảnh được phát hiện ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ.
Rùa tai đỏ du nhập vào nước Việt Nam vào những năm 1994, với giá khá rẻ chủ từ 25.000 – 30.000đ là bạn đã sở hữu được chú rùa này, vì thế chúng nhanh chóng trở thành vật nuôi phổ biến ở nước ta.
Loài rùa này khá hung dữ với khả năng ăn tạp, chúng ăn tất cả mọi thứ, ăn những loài cá bé hơn và các động vật thủy sinh khác. Nếu chúng trở về môi trường hoang dã sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái bởi sức tàn phá khủng khiếp của chúng.
Cộng thêm việc sức sinh sản của loài rùa này tăng nhanh chóng, vì thế nó được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) bình chọn thuộc 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Vì thế khi bạn đang sở hữu rùa tai đỏ hãy cẩn thận không được thả nó về với môi trường tự nhiên.
Rùa chân đỏ
Rùa chân đỏ thuộc dòng rùa cạn được phát hiện ở miền bắc Nam Mỹ, và trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ. Sau khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành rùa cảnh được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp độc đáo của chúng.
Đặc điểm dễ phân biệt nhất ở loài rùa này có lẽ là 4 chân của chúng có những đốm đỏ vì thế hình thành tên chúng là rùa chân đỏ.
Khi rùa này trưởng thành thì kích thước của mai khoảng 30 – 40cm. Về tuổi thọ của chúng cũng khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống và những yếu tố khác, theo nghiên cứu khoa học gần đây tuổi thọ của chúng có thể tới 50 tuổi.
Quá trình nuôi của rùa chân đỏ khá dễ dàng, tuy nhiên bạn cũng duy trì môi trường trong chuồng nuôi giống như môi trường tự nhiên của chúng. Mặc dù được gọi là rùa cạn, nhưng chúng ta cũng cần cung cấp cho rùa tai đỏ những khoảng ẩm ướt. Bạn nên để nó ngâm trong nước khoảng mấy tiếng để đảm bảo sự phát triển ở rùa chân đỏ.
Thức ăn của rùa chân đỏ đa dạng như trái cây, rau quả, lá cây,… Chúng cũng rất háu ăn. Loài rùa này có thể chịu nhiệt độ cao nhưng vào những ngày lạnh thì sẽ trở nên khó khăn với chúng, vì thế bạn cũng cần trang bị hệ thống đèn sưởi xung quanh chuồng đảm bảo được sự ấm áp và bảo vệ sức khỏe của loài rùa cảnh này.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã chia sẻ đến bạn những loại rùa cảnh được mọi người ưa thích nhất hiện nay. Hy vọng có thể đóng góp ý kiến nào đó trong sự quyết định chọn giống nuôi rùa cảnh.
Nếu bạn muốn biết thêm tin về giống nuôi và cách chăm sóc rùa cảnh, bạn có thể đón đọc thêm các bài viết mới nhất trên trang Petcare24h.com nhé.