Trang chủ Chó Cách Chống Say Xe Ở Chó Mèo

Cách Chống Say Xe Ở Chó Mèo

by petcare

Đọc bài viết dưới đây để phòng chống say xe ở chó mèo ngay nhé! Những chuyến đi thú vị là cơ hội để thú cưng của bạn tiếp xúc với những môi trường mới, những trải nghiệm mới, đồng thời khiến mối quan hệ giữa bạn và thú cưng thêm phần khăng khít. Tuy nhiên điều này có thể trở nên khó khăn, nếu chó hay mèo cưng của bạn bị say xe. Chứng bệnh này không chỉ xảy ra ở người, mà còn ở chó mèo – ngay cả trong những chuyến đi rất ngắn.

Triệu chứng

Ì ạch, lười hoạt động
Thờ ơ, kém nhạy bén
Biểu hiện khó chịu, không thoải mái
Ngáp, rên rỉ
Chảy dãi nhiều bất thường
Nôn mửa hoặc trào ngược dạ dày
Đi tiểu tiện hoặc đại tiện bừa bãi


Nguyên nhân

Bệnh say xe thường thấy ở những chú chó và mèo con hơn là ở những con trường thành. Nguyên nhân là phần tai với chức năng giữ thăng bằng ở chó và mèo con vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên chúng khó có khả năng thích nghi với những chuyển động đột ngột. Điều này không có nghĩa là bệnh say xe sẽ biến mất hoàn toàn ngay khi chúng lớn lên, nhưng phần lớn các trường hợp đều như vậy.

Nếu như chó mèo cưng của bạn có biểu hiện nôn mửa trong những lần đi xe đầu tiên, thì rất có khả năng những chuyến đi về sau cũng sẽ như vậy, ngay cả khi tai của chúng đã phát triển hoàn thiện.

Cách Chống Say Xe Ở Chó Mèo

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y có thể nhanh chóng chẩn đoán bệnh say xe ở chó mèo cưng ngay sau khi xác định được nguyên nhân nôn mửa, liên quan đến vấn đề hành vi, thần kinh và những khả năng khác. Những phản ứng của chó / mèo trong quá khứ khi đi xe hơi thường là nền tảng xác định gốc rễ của vấn đề.

Điều trị say xe ở chó mèo

Cách tốt nhất để điều trị chứng say xe ở chó mèo là tạo một môi trường thoải mái, dễ chịu nhất trong xe cho chúng. Nếu huấn luyện không thể cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Antihistamines có chức năng an thần cho thú cưng trong những chuyến đi, cũng như giảm triệu chứng chảy dãi. Meclizine và dimenhydrinate mặc dù không có tác dụng an thần nhưng có thể làm dịu bớt cảm giác buồn nôn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể dùng đến acepromazine, một loại thuốc an thần khá mạnh.

Gừng là một bài thuốc hữu hiệu để điều trị buồn nôn. Bạn có thể tìm thấy những viên tinh chất gừng ở hiệu thuốc, hay bánh quy có chứa gừng. Cho chó hay mèo cưng dùng trước khi lên xe từ 30 phút đến một giờ, tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trước khi cho chó mèo dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo liều lượng phù hợp, cũng như đề phòng bất cứ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.

Cách Chống Say Xe Ở Chó Mèo

Phòng tránh say xe ở chó mèo 

Phần lớn nguyên nhân gây ra say xe thường là do căng thẳng, chứ không phải do chuyển động xe mang lại. Bạn có thể làm một số điều dưới đây để xoa dịu nỗi lo lắng của chúng và giúp chúng tận hưởng chuyến đi:

Không cho chó mèo ăn 12 tiếng trước khi đi xe. Quá nhiều thức ăn trong dạ dày có thể làm tăng cảm giác buồn nôn khi chúng đi tàu xe. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo chúng luôn được cung cấp đủ nước uống, đặc biệt là trong những chuyến đi dài.

Thường xuyên dừng xe. Khoảng 1 – 2 tiếng một lần, bạn nên dừng xe, đưa thú cưng ra ngoài cho chúng đi vệ sinh, hoặc uống nước. Cho chúng hoạt động một chút và tránh xa bầu không khí ngột ngạt trong xe.

Tắt điều hòa và mở cửa kính xe. Những luồng khí trong lành sẽ khiến thú cưng thoải mái hơn, tuy nhiên bụi có thể làm mắt chúng bị thương. Lúc này, bạn nên đeo kính bảo hộ cho chó mèo.

Dùng ổ cho chó mèo. Chó mèo có thể tự làm đau bản thân khi chúng quá hoảng sợ, thậm chí gây ra tai nạn. Chiếc ổ quen thuộc sẽ là một nơi an toàn hơn, đặc biệt cho những chú mèo.

Tránh gây ra những âm thanh quá lớn. Bạn có thể bật những bản nhạc êm dịu để tinh thần của chó mèo trở nên thư thái, ổn định hơn.

Tạo không khí như trong nhà. Đặt một chiếc áo có mùi cơ thể của bạn vào ổ để mèo cưng cảm thấy an toàn hơn.

Cho chó mèo cưng món đồ chơi yêu thích. Bằng cách này, bạn có thể khiến chúng trở nên vui vẻ và không bị say xe.

Tác giả: PetCare24h

Bài viết liên quan

Viết Bình luận