Rùa ninja sở hữu vẻ ngoài với những đốm vàng nổi bật tựa như nhân vật trong bộ phim hoạt hình ninja rùa. Được nhiều người yêu thích và mong muốn sở hữu. Cụ thể như thế nào hãy cùng Petcare24h tìm hiểu giống rùa ninja thông qua bài viết sau đây nhé.
Nguồn gốc và xuất xứ của loài rùa ninja
Rùa ninja với tên khoa học là Podocnemis unifilis và sở hữu tên tiếng anh Yellow – spotted amazon river turtle. Loài rùa này được phát hiện đầu tiên tại khu vực sông Amazon, cùng với hệ thống sông tại các vùng như phía Đông Colombia, bờ Đông Ecuador, Venezuela, Đông Bắc Peru, Guianas, Bắc Bolivia và Guianas.
Rùa ninja thích sống trong môi trường yên tĩnh với dòng nước yên ả. Mỗi khi mùa lũ đến chúng sẽ chui xuống ở đáy hồ hay rừng ngập mặn để tránh bị nước cuốn trôi.
Trong môi trường tự nhiên, loài rùa này có thể sống đến 20 năm, bù lại chúng sẽ đối mặt với nhiều mối đe dọa bởi động vật kể cả con người, chẳng hạn như người Ấn Độ thường xuyên ăn cả trứng lẫn thịt của loài rùa này.
Nếu chúng sống trong môi trường nuôi nhốt tốt có thể sống hơn 25 năm. Khi cung cấp nguồn thức ăn phù hợp, đúng cách, không gian sống an toàn và rộng rãi, đảm bảo được nguồn nước sạch.
Đặc điểm nhận dạng ở rùa ninja
Trên cơ thể rùa ninja có những đốm vàng, thường chúng có 9 đốm và 1 cái nằm trên chóp mũi kèm theo cả cơ thể đều phủ màu xám, vì thế tên gọi rùa ninja ra đời. Đặc biệt loài rùa này không thể rụt đầu vào mai rùa giống như các loài rùa cảnh khác.
Chiều dài mai của rùa cái khi đã trưởng thành khoảng 63,5cm, còn với rùa đực lại hiếm có kích thước như thế. Bù lại đuôi của rùa đực lại dài hơn rùa cái. Rùa được với cân nặng khoảng từ 0,5 – 1kg, còn rùa cái từ 1 – 3kg.
Tập tính của loài rùa ninja
Rùa ninja hoạt động nhiều vào buổi sáng, và dành nhiều thời gian để ngâm mình trong nước. Chúng chỉ lên bờ khi có nhu cầu phơi nắng, trong môi trường tự nhiên bạn sẽ bắt gặp cảnh rùa nằm trên khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông hay tảng đá ven bờ.
Về thời kỳ lột da ở rùa ninja thường diễn ra trong quá trình phát triển. Phần da chủ yếu tập trung ở cổ, mặt và các chi. Vì thế vào mỗi cuối tuần, bạn nên ngâm rùa trong nước ấm, sử dụng thêm xà phòng tắm rửa cho rùa đồng thời dùng bàn chải chà nhẹ lên chúng để loại bỏ các mảng da đó.
Thời điểm mùa giao phối đến, con cái thường nằm phơi mình gần hồ nước, con đực cũng tập trung ở đó và tiến hành “quyến rũ” con cái bằng cách cắn vào chân hay đuôi con cái. Sau 2 tuần kể từ ngày giao phối thì con cái sẽ đẻ khoảng 15 – 50 trứng.
Cách nuôi và chăm sóc loài rùa ninja
Rùa ninja thường khá dễ nuôi, bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau đây:
Thức ăn
Rùa ninja thuộc loài ăn tạp có thể ăn được rau xanh, hoa quả, thịt, động vật thân mềm,.. Tuy vậy bạn vẫn nên cho rùa tuân thủ theo chế độ ăn uống khoa học.
Rùa con nên cho ăn những động vật thân mềm, khi đạt đến tuổi trưởng thành đổi qua cho ăn chủ yếu thực vật thủy sinh. Bạn có thể cho chúng ăn những loại đồ ăn khô dạng viên.
Lưu ý khi cho rùa ninja ăn cần chọn những loại thức ăn chứa ít chất béo và protein nhất có thể. Và không cho chúng ăn quá nhiều thịt lợn vì có thể dẫn đến bệnh mắt đục hay viêm đường tiêu hóa.
Nếu rùa ăn dư đồ ăn cần vớt loại bỏ ngay, nhằm hạn chế làm giảm chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của loài rùa.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Các Loại Thức Ăn Cho Rùa Cảnh Thích Hợp
Bể nuôi
Nên chọn bể nuôi có diện tích gấp khoảng 2 – 3 lần kích thước của rùa, tạo môi trường thoải mái sinh hoạt cho chúng.
Nhiệt độ cần giữ ấm trong bể nước khoảng 21 – 26 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn 18 độ C có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở rùa. Vì thế bạn nên trang bị thêm thiết bị sưởi ấm, chẳng hạn như tia UV vừa cung cấp được chất cần thiết cho mai rùa, vừa có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong bể nước.
Nước trong bể nuôi rất quan trọng, cần đảm bảo độ sạch sẽ vì thế bạn nên thay nước cách 3 – 4 ngày/lần.
Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm trong bể nuôi những thủy sinh, rong tảo, tảng đá để rùa ninja có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường nuôi nhốt.
Rùa ninja có giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?
Rùa ninja theo giá tham khảo trên thị trường thường rơi vào khoảng 600.000đ/con. Giá cũng tầm trung, chỉ hơi tốn kém trong khâu chăm sóc chúng. Do sức khỏe chúng rất dễ tổn thương nên thường không nên nuôi chung với động vật khác.
Trong thời gian đầu khoảng 100 ngày, bạn nên đem nó tới khám định kỳ. Chi phí khám và chữa bệnh có thể dao động từ 90.000 – 500.000đ.
Bạn có thể tìm mua em rùa này tại các cửa hàng bò sát uy tín trong khu vực TP HCM hay Hà Nội. Bạn nên tham khảo thêm giá cả và nơi bán trên các diễn đàn, hội nhóm chủ đề về rùa. cảnh.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã giới thiệu đến bạn loài rùa ninja, giúp bạn hiểu rõ hơn về giống rùa này. Ngoài ra góp phần vào sự lựa chọn nuôi rùa cảnh của bạn.
Để biết thêm nhiều về giống rùa cảnh cũng như cách chăm sóc chúng, bạn có thể tham khảo các bài viết về rùa cảnh trên trang Petcare24h.com nhé.