Việc nuôi rùa cảnh hiện nay chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người, với nhiều thuận lợi như giữ được không gian yên tĩnh và tạo nên nhiều thú vui cho chủ nuôi. Đặc biệt với rùa sao Ấn Độ đang được nhiều người ưa thích bởi vẻ ngoài độc đáo, bên cạnh đó còn mang lại nhiều may mắn cho chủ nuôi. Vậy hãy cùng Petcare24h tìm hiểu rùa sao Ấn Độ thông qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của rùa sao Ấn Độ
Rùa sao Ấn Độ được phát hiện ở những vùng có khí hậu khô hạn như Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan. Nếu môi trường sống không tương thích chúng sẽ dễ bị bệnh.
Loài rùa này có tuổi thọ giống như con người khoảng từ 30 – 80 năm. Rùa sao Ấn Độ có thể bắt đầu sinh sản khi lên 6 năm tuổi.
Đặc điểm ngoại hình của rùa sao Ấn Độ
Rùa sao Ấn Độ có ngoại hình rất dễ phân biệt, sở hữu những hoạ tiết sao vàng độc đáo. Kích thước trung bình của loài rùa này khoảng từ 20 – 30cm khá phù hợp để nuôi trong nhà, không chiếm quá nhiều diện tích.

Chúng có tính khí khá nhút nhát, với cơ thể nhỏ nhắn so với các loài rùa khác. Rùa sao Ấn Độ rất thích sống ngoài trời dưới ánh nắng. Nó cũng dễ thích nghi với môi trường trong nhà với điều kiện là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Đặc tính của loài rùa sao Ấn Độ
Tính cách của rùa sao Ấn Độ không giống những loài rùa cạn khác, không có tính cạnh tranh lãnh thổ. Chúng có thể sống chung với nhau.

Rùa sao không thích bị trêu đùa, chúng hay bị căng thẳng và ốm nếu chủ nuôi tiếp xúc nhiều. Vì thế nếu nhà có trẻ nhỏ cũng không nên nuôi loài rùa này.
Rùa sẽ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh khi không tiếp xúc thường xuyên của chủ nuôi. Việc nuôi và chăm sóc rùa sao Ấn Độ cũng không quá khó khăn, bạn cũng cần theo dõi chúng mỗi ngày, dành khoảng 25 phút/ngày để chuẩn bị thức ăn, nước uống và cộng thêm dọn dẹp chuồng sạch sẽ.
Cách nuôi rùa sao Ấn Độ
Quá trình nuôi và chăm sóc rùa cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý những yếu tố sau, cụ thể:
Chuồng nuôi
Vì kích thước của rùa sao Ấn Độ nhỏ so với các loài rùa cạn khác, bạn có thể nuôi trong nhà bằng cách để nó vào bể cá có diện tích khoảng 200 lít, hay hộp nhựa.

Nếu bạn muốn nuôi rùa ở ngoài trời, bạn có thể đặt nó vào không gian có kích thước tối thiểu là 1.8×1.8m với 4 bức tường xung quanh với chiều cao mà rùa không thể quan sát bên ngoài. Bạn hãy yên tâm việc rùa sẽ trốn ra ngoài bằng cách đào bới vì rùa không có sở thích đó. Ngoài ra bạn cần dùng tấm che trên chuồng để bảo vệ khỏi những cuộc tấn công của những động vật khác ví dụ như chim.
Thức ăn
Rùa sao Ấn Độ thuộc loài động vật ăn cỏ, nên bạn chỉ cần cung cấp cho chúng những thực phẩm cỏ tươi và cây lá xanh sẫm màu như cỏ khô Timothy, cỏ lúa mạch đen, cỏ thường,..về rau xanh như rau cải xoăn, rau mùi tây, cải thảo, rau bồ công anh, cải xanh, lá xương rồng không gai.

Với những loại rau chứa nhiều canxi sẽ giúp cho cơ thể rùa khỏe mạnh hơn. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể trộn bột canxi với rau xanh lại với nhau và cho chúng ăn một ít trái cây.
Mỗi ngày bạn chỉ cần cung cấp một bữa ăn, bạn có thể rải thức ăn khắp chuồng nên kích thích khả năng kiếm ăn ở rùa.
Ngoài ra, bạn cần thay nước và rửa bình nước hàng ngày, để đảm bảo nguồn nước sạch cho rùa sao Ấn Độ.
Nhiệt độ, độ ẩm
Rùa sao Ấn Độ thuộc loài động vật máu lạnh nên cần nhiệt độ thích hợp cần đạt ít nhất là 31 độ C. Bên cạnh đó chúng cần phơi nắng ở nhiệt độ từ 32 – 35 độ C. Và khi vào đêm thì nhiệt độ không thể quá thấp 28 độ C, vì thế bạn cũng cần trang bị hệ thống đèn sưởi xung quanh chuồng.
Trong chuồng nuôi có chỗ bóng râm và ao nước để rùa có thể tắm và phải đủ sâu để rùa đắm chìm để đảm bảo được nhiệt độ cơ thể ổn định.
Nên cung cấp môi trường nuôi rùa có độ ẩm hơn 80%. Lót chuồng bằng đất hữu cơ, rêu than bùn có thể bổ sung độ ẩm cho chuồng nuôi. Bên cạnh đó, bạn có thể phủ thêm xơ dừa hay thậm chí là cỏ khô.
Ánh sáng
Vì rùa này thích ở ngoài trời để có thể tiếp xúc với ánh nắng có chứa tia cực tím. Còn nếu rùa được nuôi trong nhà bạn cần cung cấp ánh sáng có chứa tia UVB. Vì tia này giúp cơ thể rùa xử lý vitamin D tác động đến quá trình hấp thụ canxi. Nếu trong thời gian dài không tiếp xúc với tia UVB thì dẫn đến bệnh xương chuyển hóa.
Bạn có thể trang bị đèn hơi thủy ngân vừa chứa tia UVB, vừa có thể sưởi ấm. Bóng đèn này nên bật trong chu kỳ 12 giờ, cần thay bóng đèn 6 tháng một lần. Tuy không bị cháy hỏng nhưng nó sẽ hết tia UVB.
Các bệnh thường gặp ở rùa sao Ấn Độ
Với những rùa cảnh nuôi thường mắc phải bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thường nguyên nhân dẫn đến bệnh là môi trường xung quanh không sạch sẽ hay không đủ độ ẩm. Dấu hiệu để nhận biết là thở khò khè, chán ăn, lờ đờ, uể oải, thường xuất hiện chất nhầy xung quanh miệng và mũi.
Bệnh thứ hai có thể gặp chính là bệnh xương chuyển hóa, do rùa không tiếp xúc nhiều với ánh nắng, giúp hạn chế việc chuyển hóa thành canxi. Dẫn đến mai không phát triển bình thường về lâu dài rùa có thể khó khăn trong việc đi lại, thậm chí có thể gãy xương.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tìm Hiểu Về Giống Nuôi Rùa Núi Vàng
Giá của rùa sao Ấn Độ bao nhiêu? Nơi bán uy tín?
Hiện nay giá thị trường của loài rùa này khoảng 2 triệu đồng/con. Nếu giống to với hoa văn tuyệt đẹp có thể lên đến giá 7 – 10 triệu đồng/con hoặc có thể hơn.
Về nơi bán, bạn tham khảo một số nơi bán thú cưng uy tín trong khu vực, hay tìm trên những diễn đàn, hội nhóm liên quan đến rùa cảnh.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã giới thiệu đến bạn về loài rùa sao Ấn Độ. Hy vọng sẽ đem lại niềm hứng thú về loài vật nuôi này.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về các giống nuôi và cách chăm sóc chúng, bạn có thể đón đọc các bài viết mới trên trang petcare24h.com nhé.