Nguyên nhân gây ra “Bệnh” hay chứng căng thẳng ở chó phần lớn là do di truyền.
Bạn chưa bao giờ biết đến bệnh này? Hay bạn nghĩ chứng căng thẳng ở chó thì có gì ghê gớm?
Nếu bạn nghĩ như vậy thì cần lập lại “tư duy” của mình ngay. Nếu chó của bạn bị bệnh này, thì bạn cần quan tâm chúng nhiều hơn. Những chú cún như thế thường thấy căng thẳng và chúng sẽ thận trọng hơn khi gặp người lạ, môi trường mới hoặc những con vật khác. Vì vậy, bạn cần cho chó tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh và phải đúng cách để mang lại cho chó những trải nghiệm đẹp nhằm giảm bớt tình trạng căng thẳng ở chúng.
DẤU HIỆU MẮC CHỨNG CĂNG THẲNG Ở CHÓ:
Thường dấu hiệu của bệnh căng thẳng ở chó thể hiện ở rất nhiều mặt và với nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như: Chó hay liếm môi, không dám nhìn thẳng vào mắt bạn, thường lãng đi chỗ khác, ngáp, cố gắng đi lùi lại hoặc lẫn trốn.
TÁC HẠI CỦA CHỨNG CĂNG THẲNG Ở CHÓ:
Nếu bạn để cún bị căng thẳng quá lâu, chúng sẽ dần lãng tránh tất cả, không còn tự tin và chó có thể trở nên hung dữ. Chúng sẵn sang loại bỏ những thứ mà chúng nghĩ là nguy hiểm với mình. Nếu việc này xảy ra, điều quan trọng là bạn không được trừng phạt cún, vì điều này sẽ chỉ làm phản ứng của chúng thêm dữ dội. Kết quả là, chú chó của bạn sẽ học được rằng tấn công là cách hiệu quả để thoát khỏi các tình huống đáng sợ. Trừng phạt một chú chó đang sợ hãi cũng có thể dẫn đến việc chúng sẽ sợ bạn và thậm chí cắn bạn để phòng vệ. Tốt hơn hết bạn nên theo dõi cẩn thận các dấu hiệu ban đầu và dẫn chú chó ra chỗ khác trước khi chúng tự phòng vệ.
CÁCH CHỮA BỆNH CĂNG THẲNG Ở CHÓ:
Bạn có thể chú ý xem cún đang gặp phải trường hợp nào mà có cách xử lí cho phù hợp:
Trường hợp 1: Nếu bạn nhận thấy cún có những dấu hiệu căng thẳng, hãy hạn chế sự căng thẳng tăng lên bằng cách dẫn chúng ra chỗ khác hoặc đánh lạc hướng chúng bằng những thứ cún cưng yêu thích khi chúng gặp một điều gì đó làm chúng căng thẳng. Điều này cũng giúp chú chó của bạn coi tình huống đó như một trải nghiệm dễ chịu.
Trường hợp 2: Trong một vài trường hợp bệnh căng thẳng ở chó có thể xuất hiện do một số thứ cụ thể, chẳng hạn như tiếng ồn lớn hoặc người lạ. Điều này thường xảy ra sau khi chú chó của bạn đã có một hoặc hai cuộc gặp gỡ thực sự đáng sợ, hoặc chúng chưa bao giờ gặp chuyện tương tự. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên cho chó cưng tiếp xúc với các tình huống cụ thể có sự kiểm soát của bạn, kèm theo phần thưởng như đồ ăn hoặc đồ chơi. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo hướng dẫn của một nhà nghiên cứu hành vi của động vật, được giới thiệu từ bác sĩ thú y.
Trường hợp 3: Nếu bạn là chủ của một chú chó hay bị căng thẳng (không có biểu hiện hiếu chiến), bạn có thể ngăn ngừa các hành động phòng vệ bằng cách kiên nhẫn và làm mọi thứ từ từ. Quan sát chú chó cẩn thận và khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự căng thẳng, dắt chúng ra chỗ khác để thư giãn. Để mặc cún cưng tại đó chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng cho chúng. Dẫn chúng ra ngoài khiến bạn có thể kiểm soát tình hình và lấy được sự tin cậy từ chó yêu.
Trường hợp 4: Khi bạn nhận thấy có chuyện đang làm cún cưng sợ hãi, hãy hạn chế tiếp xúc với tình huống đó. Nhưng nếu vẫn gặp phải việc như vậy, hãy xây dựng sự tự tin cho chú chó bằng cách chơi với chúng hoặc lấy đồ chơi yêu thích cho chúng. Bạn cũng có thể dạy cún yêu những lệnh đơn giản để có thể kiểm soát chúng. Giao nhiệm vụ cho cún cưng là cách hữu ích để đánh lạc hướng chúng khỏi các tình huống đáng sợ. Hoạt động cơ thể cũng sẽ giúp chú chó của bạn thư giãn và thoải mái trong môi trường xung quanh.
Trường hợp 5: Khi cún cưng muốn chơi cùng và đáp trả các mệnh lệnh của bạn, bắt đầu dẫn chúng hòa nhập với các tình huống gây căng thẳng. Cho chú chó của bạn tiếp xúc dần dần, đảm bảo giữ chúng ở khoảng cách an toàn và quan sát những dấu hiệu của sự căng thẳng. Khi cún yêu phản ứng theo hướng tiêu cực, khuyến khích chúng chơi một trò chơi nhỏ với đồ chơi hoặc cho chúng một bài huấn luyện ngắn vui vẻ. Lặp lại điều này ở khoảng cách an toàn thường xuyên nhất có thể.
Khi chú chó của bạn lấy được sự tự tin và thoải mái, di chuyển chú gần hơn và gần hơn cho đến khi chó yêu không còn bất kỳ dấu hiệu căng thẳng nào. Điều này có thể mất nhiều tuần. Bất cứ khi nào chó cưng của bạn phản ứng tốt với một tình huống đáng sợ, hãy khen ngợi và thưởng đồ ăn cho chúng.
Nếu cún của bạn không may bị bệnh căng thẳng ở chó hãy cố gắng giúp chúng vượt qua và trở lại là một chú cún dễ thương, vâng lời và có cuộc sống bình thường như bao chú cún khác nhé!
Tác giả: PetCare24h