Trang chủ ChóChăm sóc chó Bệnh đục thủy tinh thể ở chó

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó

by petcare
Bệnh đục thủy tinh thể ở chó

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó là hiện tượng ống kính trong mắt bị mờ đục dần, gây nên sự gián đoạn các sắp xếp của sợi ống kính/màng thuỷ tinh thể và ngăn cản ánh sáng đi đến võng mạc, từ đó làm giảm tầm nhìn của mắt.

Khi chó bị bệnh đục thể thủy tinh nhẹ thì khả năng bệnh làm xáo trộn thị giác của chó không nhiều, nhưng khi chó mắc bệnh này cần được điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng hơn, mắt bị đục mờ dày nhiều thì bệnh có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa.

Ống kính trong mắt được duy trì ở tình trạng cân bằng với tỉ lệ 66% nước và 33% protein. Khi hệ thống cơ sinh học trong ống kính bị hư hỏng, hệ thống bơm này bắt đầu thất bại trong việc giữ cân bằng và để cho nước di chuyển vào trong ống kính với một tỉ lệ nhiều hơn bình thường, dẫn đến tỷ lệ hòa tan protein tăng vượt mức. Những thay đổi này dẫn đến sự sai sót trong cơ chế vận hành và khiến cho ống kính bị đục mờ dần, từ đó đục thủy tinh thể ở mắt được hình thành.

Bệnh có thể mắc phải ở tất cả các loài chó và ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối với các loài chó: chó xù Miniature, Spaniel Cocker Mỹ, Schnauzer nhỏ, chó lông vàng, chó săn Boston, Huskies Siberia và các chú chó bị BỆNH TIỂU ĐƯỜNG thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao.

NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ Ở CHÓ:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó mắc bệnh đục thủy tinh thể:

Do bệnh tật khác làm phát triểm bệnh đục thủy tinh thể.

Do di truyền và dị tật bẩm sinh: đây là nguyên nhân xảy ra nhiều nhất và diễn ra ở bất kì lứa tuổi nào của chó.

Bệnh tiểu đường.

Do các chấn thương ở mắt: do tai nạn, hoặc các vật sắc nhọn như gai nhỏ thâm nhập làm hỏng ống kính khiến cho đục thủy tinh thể phát triển, những trường hợp này thường chỉ xảy ra ở một mắt của chó.

Tuổi già cũng là lý do phổ biến gây bệnh đục thủy tinh thể.

Mức độ thấp bất thường của lượng canxi trong máu (hạ calci máu).

Tiếp xúc với bức xạ hoặc độc chất (ví dụ như dinitrophenol, naphthalene)….

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ Ở CHÓ: 

Khi cún mắc bệnh này, mắt sẽ xuất hiện những đốm màu xám, đục.

Chó bị suy giảm thị lực và khó khăn về tầm nhìn.

Chó bị bệnh tiểu đường hoặc bị các chấn thương tác động vào mắt.

Nếu bạn thấy cún có những biểu hiện trên thì tốt nhất nên mang ra cơ sở thú y để bác sĩ thú y kiểm tra và chuẩn đoán bệnh. Phát hiện bệnh sớm và kịp thời chữa trị là biện pháp tốt nhất.

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó

ĐIỀU TRỊ BỆNH:

Nếu chó bị mắc bệnh đục thủy tinh thể mà không được điều trị có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, viêm, gây đau mắt và phá huỷ thần kinh thị giác gây mù vĩnh viễn. Với bệnh này, việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và khó lòng giải quyết dứt điểm những cơn đau cho chó.

Cách tốt nhất để điều trị đục thủy tinh thể ở chó là phẫu thuật. Việc này cần bác sĩ thú y vào cuộc. Phương pháp này cơ hội cải thiện thị lực cho chó là rất cao (90% -95%), các bác sỹ thú y sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ các ống kính bị đục và thay thế nó bằng một ống kính bằng nhựa nhân tạo hoặc acrylic mới.

Tuy nhiên, có những điều bạn phải lưu ý:

Cún cần được kiểm tra trước khi phẫu thuật, để biết rằng chúng có đủ khả năng để tiếp nhận phẫu thuật hay không. Đừng cố gắng cho một chú chó có sức khỏe yếu phẫu thuật vì việc này chỉ làm nó chết nhanh hơn.

Phẫu thuật càng sớm thì tỉ lệ thành công càng cao.

Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể là phương pháp rất tốn kém do đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và các dụng cụ y tế hiện đại.

Sau khi phẫu thuật thành công, sức khoẻ của mắt và tầm nhìn của chó sẽ được cải thiện đáng kể nhưng sẽ không thể tốt được như chó bình thường được.

Sau khi phẫu thuật chó cần được theo dõi trong một thời gian dài và định kì, tránh cho chó hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật.

Chó có thể mắc các di chứng sau khi phẫu thuật.

CÁCH PHÒNG BỆNH:

Vệ sinh mắt cho chó thường xuyên, kết hợp với việc kiểm tra mắt. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để vệ sinh cho chúng.

Nếu bạn nghi ngờ chó bị bệnh thì đưa đến bác sĩ ngay để ngăn chặn bệnh phát triển kịp thời.

Tìm hiểu lịch sử sức khỏe của bố mẹ để có cách chăm sóc hợp lí cho cún. Tránh trường hợp di truyền.

Đừng để các bệnh khác làm nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở chó nhà bạn nhé.

Tác giả: PetCare24h

Bài viết liên quan

Viết Bình luận