Trang chủ ChimChăm sóc Chim Cách chọn lồng cho chim cảnh

Cách chọn lồng cho chim cảnh

by petcare

Nuôi chim cảnh là một thú vui mà được rất nhiều người ở Việt Nam chọn. Nuôi chim cảnh không những để kinh doanh mà quan trọng hơn hết là để giải trí, giảm căng thẳng trong suốt một ngày làm việc dài và mệt mỏi. 

Thú chơi chim cảnh không chỉ hay ở lúc ngồi nghe chim hót, mà nó còn mang lại đam mê trong lúc chăm sóc chim. Chọn chim như thế nào, thức ăn ra sao, chọn lồng chim như thế nào cũng là cách mà nhiều người say mê chơi chim chẳng bao giờ bỏ sót. Bài viết dưới đây Petcare24h sẽ hướng dẫn các cách chọn lồng cho các loại chim cảnh.

Không phải loại chim cảnh nào cũng nuôi trong một hình thức lồng giống nhau. Tùy vào từng đặc điểm, tập quán sinh hoạt của từng loại chim mà ta có cách chọn lồng chim khác nhau. Ví dụ, có loại chim thì nuôi lồng nan thưa, song sắt sơn phủ kín, có loại chim cảnh thì lại hợp sống trong lồng nan dày, khít, thậm chí bằng nan, tre và phủ áo kín lồng. Vì thế, hiểu được đặc điểm của từng loại chim mình đang nuôi để chọn một chiếc lồng phù hợp là điều không hề dễ dàng.


Lồng cho chim chào mào

Khi nuôi chim chào mào, chọn loại lồng như thế nào là phù hợp lại phù thuộc vào tùy từng vùng miền. Ở miền nam Việt Nam dùng lồng tròn, ngược lại miền bắc và miền trung lại dùng lồng vuông để nuôi. Nhưng đặc điểm chung của các loại lồng là đều phải rộng để chào mào có thể bay nhảy, tránh chim bị nhốt trong không gian quá hẹp, bị cuồng chân. Lồng tròn thì nên chọn lồng có số lượng nan là 64 hoặc 68 nan. Tốt nhất nên chọn lồng 68 nan vì loại lồng này có không gian rộng, bố trí vật dụng ăn uống, chơi nhảy cho chim một cách hợp lí nhất.



Lồng cho chim yến phụng

Chim yến phụng có đặc tính sinh sống khác với những loại chim cảnh khác là chúng có thể sống theo đàn. Vì thế, khi làm lồng cho chim yến phụng, ta cần đặc biệt chú ý đến khoảng sân chơi để tạo không gian cộng đồng cho chim bay nhảy, giao lưu và kết bạn. Gọi là lồng chim yến phụng nhưng thực chất nó là một cái chuồng gồm 2 phần cơ bản gồm phần sân vừa đề cập đến và phần nhà. Phần nhà là nơi chim sinh sản, đẻ trứng và nuôi con vì thế cần chuẩn bị kỹ mọi thứ trong phần nhà này để chim có thể trú ngụ suốt trong mùa sinh sản. Một phần nhà chim sẽ thường ở được 1 cặp chim yến phụng trống mái. Cặp yến phụng trống mái này sẽ cùng nhau sinh sản và nuôi con khôn lớn tại phần nhà này.

Lồng nuôi chim họa mi

Lồng nuôi chim họa mi lúc chưa thịnh hành thì lồng rất đơn giản, không có để lồng (Phần khoảng không ngăn cách mặt đất với đáy lồng). Vì thế trước đây việc vệ sinh lồng họa mi hay nuôi chim họa mi vào những kiểu lồng cũ rất không đẹp mắt. Mấy năm gần đây, thị trường ưa chuộng nuôi chim họa mi làm cảnh, vì thế mà những chiếc lồng nuôi chim họa mi cũng có giá, lồng cũng được cải tiến lên với chân đế cao, giúp việc dọn dẹp, chăm sóc và tắm rửa cho họa mi dễ dàng hơn. Với giống chim họa mi chuyên dùng để chọi, thì việc chọn một chiếc lồng phù hợp là rất quan trọng.

Lồng nuôi chim chích chòe

Chích chòe là một loại chim hót rất hay và cũng được giới chơi chim xếp vào một trong những loại phổ biến nhất trong các loại chim cảnh Việt Nam. Lồng chim chích chòe khá giống với lồng chim họa mi, nên dùng lồng bằng tre, gỗ và có nan khít, không gian lồng thoáng đáng rộng rãi. Nên chuẩn bị thêm áo che lồng chim, đề phòng chim bị muỗi cắn hay mưa gió ảnh hưởng tới chim và chất lượng của lồng chim.

Lồng nuôi chim khướu

Một số người nuôi chim khướu ban đầu thường nuôi chim trong lồng sắt. Điều này hơi bất tiện vì lồng sắt nặng, khó khăn trong việc di chuyển, lại thường xuyên và nhanh chóng bị rỉ sét, vì thế lồng gỗ, tre dành cho nuôi chim khướu đã xuất hiện. Thường khi nuôi chim khướu, cần một chiếc lồng rộng rãi, thoáng mát để chim khướu có thể chạy nhảy, vận động và ăn uống thoải mái. Khi nuôi chim khướu, người nuôi chim thường chuẩn bị cả áo che lồng chim vào buổi tối, nhất là những nơi có nhiều muỗi, để tránh muỗi đốt chim. Trong lồng chim, các cây nèo, khay nước uống, khay thức ăn được bày biện hợp lí, tránh để chim va chạm khi bay nhảy.

Thực chất, cách chọn những loại lồng cho từng loại chim không hề quá phức tạp và không quá khác biệt nhau. Chỉ cần để ý đến tập tính sinh sống như bầy đàn hay riêng lẻ, tập tính sinh hoạt của chim là sẽ tìm ra được loại lồng phù hợp cho loại chim đó.

Bài viết liên quan

Viết Bình luận