Việc sáng tạo ra không gian hồ nuôi rùa kiểng có lẽ sẽ là sở thích thú vị dành cho những người nuôi rùa cảnh trong nhà. Trang trí môi trường lý tưởng, sinh động và màu sắc dành riêng cho chú rùa nhà bạn. Sau đây Petcare24h sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết trang trí hồ nuôi rùa kiểng trong nhà thông qua bài viết dưới đây.
Các vật dụng cần thiết trong hồ nuôi rùa kiểng
Hệ thống đèn chiếu sáng
Ánh sáng không chỉ để trang trí bể nuôi đẹp hơn mà còn giúp sưởi ấm cho rùa cảnh. Vì rùa loài động vật biến nhiệt nên khi nhiệt độ xuống thấp mà không được sưởi ấm sẽ dễ rơi vào trạng thái ngủ đông.
Hệ thống ánh sáng cần hoạt động khoảng từ 12 – 14 tiếng trên một ngày. Tạo chu kỳ cho rùa để thích nghi nếp sống giữa ngày và đêm.
Bên cạnh đó, đèn cần tích hợp tia UVB, vì nó kích thích sự sản sinh ra vitamin D3 và hỗ trợ tạo ra canxi giúp mai rùa chắc khỏe hơn. Ngoài ra còn có thể khuyến khích rùa ăn ngon miệng hơn.
Hệ thống lọc nước
Về nước trong hồ nuôi rùa kiểng cần đảm bảo sạch sẽ. Nếu bạn dùng nước máy cần khử với clo trước, vì clo rất độc hại đến sức khỏe của rùa. Còn không có máy lọc cần đem nước đó đi phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày.
Lượng nước có trong bể không được quá sâu hay cạn. Cách tốt nhất là đổ nước quá mai rùa khoảng từ 1 – 2cm. Vì nhằm rùa không thích nghi được nếu nước quá sâu, đồng thời nước nông lại không đủ cho chú rùa bơi lội.
Với hệ thống lọc nước cần phải xử lý mỗi ngày vì rùa sẽ đi đào thải những chất dư thừa ra môi trường nước. Vì thế hằng ngày cần thay nước trong hồ nuôi, hạn chế mất vệ sinh vì sẽ khiến rùa bị bệnh.
Tiểu cảnh trong bể nuôi
Việc nuôi nhốt rùa trong không gian kín, bạn cần phải trang trí thêm tiểu cảnh để tạo nên không gian sinh hoạt tự nhiên, xanh mát và thoải mái cho rùa kiểng. Cụ thể:
- Tảng đá: Có độ cao thích hợp để rùa có thể trèo lên phơi nắng.
- Bèo tây: Có thể tạo độ sạch cho nước và tô điểm thêm cho hồ nuôi rùa kiểng. Rể bèo tây phát triển rất mạnh nên dễ dàng bao phủ bề mặt nước. Nên chỉ thích hợp cho bể nuôi có kích thước lớn, nếu không gian nhỏ sẽ không thích hợp.
- Lau sậy, lá sen: Cũng tương tự như bèo tây, chúng phát triển khá mạnh nên chỉ thích hợp với bể nuôi rộng.
- Cây hoa súng, cây phát lộc, trầu bà vàng: Thích hợp với nhiều kích thước hồ nuôi rùa kiểng.
- Chất lót nền: Chẳng hạn như sỏi đá hay cát mịn để rùa đi lại, dễ hít thở không khí.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách Chăm Sóc Rùa Cảnh Mini Tại Nhà
Nên đặt hồ nuôi rùa kiểng ở vị trí nào?
Trước tiên cần đặt hồ nuôi rùa kiểng ở những nơi có ánh sáng chiếu vào, nhằm hạn chế rùa bị suy dinh dưỡng, mềm mai, thân thể yếu ớt. Nếu không bạn có thể thay thế bằng cách lắp đèn UVB hỗ trợ rùa phát triển tốt nhất.
Kế tiếp, vì rùa mang tính phong thủy, rùa được xem là Huyền Vũ. Vì thế đặt bể rùa ở hướng Bắc là tốt nhất dành cho gia chủ.
Ngoài ra, đặt bể nuôi ở phòng khách, phòng ngủ còn giúp tăng thêm tài vận cho chủ nhà. Cụ thể:
- Đặt hướng Tây Bắc phòng khách có thể hỗ trợ con đường sự nghiệp thuận lợi, thu hút nhiều tiền tài, vận may lâu dài.
- Đặt hướng Tây Bắc phòng ngủ tăng cường sức khỏe và tuổi thọ cho thành viên gia đình.
Hồ nuôi rùa kiểng không nên đặt ở không gian kém chất lượng như nơi ồn ào, có mùi hôi, phòng WC, phòng thay đồ,…
Tiêu chuẩn khi chọn bể nuôi rùa
Hồ nuôi rùa cảnh cần có không gian đủ rộng so với kích thước rùa bạn nuôi, để chúng có thể tự do vận động, hạn chế stress. Kích thước thích hợp là chiều dài gấp 5 lần so với cơ thể rùa, còn chiều rộng thì gấp 3 lần và chiều cao bể đủ cao để rùa không thể với tới.
Thành bể phải dày tối thiểu là 10mm, đảm bảo chắc chắn không bị vỡ do sức ép của nước.
Tuyệt đối không nên nuôi rùa trong bể dạng hình tròn, vì gây tác hại như:
- Khi rùa nhìn qua kính sẽ biến dạng, ảnh hưởng không nhỏ đến mắt rùa.
- Bể tròn sẽ không có góc để rùa có thể lẩn trốn, gây bất an đến rùa.
- Gây mất phương hướng đến rùa, kết cấu hình tròn sẽ khiến rùa không xác định được phương hướng, và chúng bò một cách khó chịu, tiêu hao năng lượng và mất hứng thú ăn của rùa.
Các lưu ý khác khi nuôi rùa cảnh trong nhà
Trước khi quyết định nuôi rùa cần tìm hiểu kỹ tập tính của chúng, rùa nước và rùa cạn có tập tính hoàn toàn khác nhau.
Mỗi ngày bạn cần thay nước hoàn toàn trong hồ nuôi rùa kiểng, đảm bảo độ sạch sẽ tránh gây bệnh cho rùa.
Cần đem rùa đi phơi nắng mỗi ngày rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển ở rùa, ngoài ra còn giúp rùa loại bỏ được nhiều vi khuẩn.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã chia sẻ đến bạn kinh nghiệm trong việc trang trí hồ nuôi rùa kiểng trong nhà. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích trong quá trình nuôi rùa của bạn.
Để biết thêm nhiều thông tin về giống rùa cảnh và cách nuôi chúng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên trang Petcare24h.com nhé.