Nếu bạn đang sở hữu một em rùa mà không biết thức ăn cho rùa cảnh nào phù hợp, bảo đảm cho chú rùa được sinh trưởng và phát triển tốt. Vì hiện nay rùa cảnh được chia làm 2 hai rùa cạn và rùa nước, mỗi loại sẽ có chế độ ăn khác nhau. Vậy hãy để Petcare24h chia sẻ đến bạn loại thức ăn cho rùa cảnh qua bài viết sau đây.
Các loại thức ăn cho rùa cảnh phổ biến
Có thể chia thức ăn cho rùa cảnh làm 3 loại gồm thức ăn khô, thức ăn viên, thức ăn tươi. Cụ thể:
- Protein: Giun, gián, ốc, tôm, trứng luộc,…
- Rau củ: Cà rốt, đậu hà lan, bí, ngô, khoai lang,
- Trái cây: Dâu tây, dưa hấu, táo, nho, chuối,…
- Hoa: Hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa loa kèn,…
- Thức ăn khô: Dạng viên hay que được chế biến dành riêng cho rùa cảnh. Đảm bảo được nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần có cho cơ thể rùa.
Ngoài những loại thức ăn cho rùa cảnh trên, trong quá trình ăn của rùa bạn cũng cần bổ sung thêm canxi, vì nó hỗ trợ trong quá trình phát triển mai và xương của rùa. Bạn có thể dùng vỏ trứng nghiền nát rải hay trộn chung với thức ăn khác, vừa tiết kiệm, không tốn quá nhiều chi phí.
Dựa vào nguồn thức ăn cho rùa cảnh, có thể được chia làm 3 loại như sau:
- Rùa ăn thịt: Rùa ăn các loại côn trùng, ăn thịt động vật nhỏ khác.
- Rùa ăn thực vật: Rùa chủ yếu ăn các loại rau, cỏ.
- Rùa ăn tạp: Là loài ăn gì cũng được như rau xanh, côn trùng, cỏ, thân cây, thịt động vật,…
Chế độ ăn dành riêng cho rùa cảnh
Lượng thức ăn cho rùa cảnh mà mỗi ngày bạn cung cấp cho rùa cảnh còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Với rùa con đang ở độ tuổi cần phát triển, đang cần nạp nhiều chất dinh dưỡng và nguồn thức ăn cũng phải đa dạng hơn loài rùa đã trưởng thành. Nhằm cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể rùa con. Trong giai đoạn này, bạn cần bổ sung những thức ăn thiên về loại có nhiều protein và canxi rất tốt trong quá trình sinh trưởng của rùa con.
Rùa con cần cung cấp thức ăn mỗi ngày đến khi độ tuổi trưởng thành khoảng 7 năm tuổi, chúng ta bắt đầu thay đổi dần thói quen ăn uống, bắt đầu ăn chậm và ít lại. Khi rùa đến độ tuổi trưởng thành bạn cho chúng ăn chậm lại khoảng 3 – 4 ngày cho ăn 1 lần.
Trong quá trình cho ăn, bạn cần lưu ý tình trạng của rùa, nếu phát hiện chúng bỏ bữa, chán ăn hay dấu hiệu khác thường khác cần đem đến ngay bác sĩ thú y chữa trị.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách Chăm Sóc Rùa Cảnh Mini Tại Nhà
Kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng của rùa cảnh
Chế độ ăn uống tốt nhất dành cho loài rùa là tươi ngon và đa dạng nguồn thức ăn. Để rùa cảnh có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu thường xuyên ăn mãi một thức ăn cho rùa cảnh thì sẽ mau chán và bỏ bữa ăn là chuyện bình thường, dẫn đến việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của rùa. Vậy chế độ dinh dưỡng ở rùa cảnh như thế nào là đúng? Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm sau:
- Nên bổ sung dinh dưỡng protein cách 2 – 3 ngày một lần, tránh việc cung cấp thừa protein.
- Không nên cho rùa ăn các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi,… Vì rùa không tiêu hóa được và gây nên những vấn đề về đường tiêu hóa.
- Hạn chế cho rùa ăn thịt sống, thịt nướng.
- Khi cho rùa ăn cần cắt nhỏ thức ăn ra nhỏ hơn miệng chúng, vì rùa không có răng nên chúng chủ yếu dùng hàm xé nhỏ thức ăn.
- Nếu bạn cho rùa ăn thực phẩm tươi, rùa ăn không hết còn thừa nhiều thì nên dọn dẹp. Đừng để thức ăn ôi thiu, mốc trong bể nuôi rùa, vì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của rùa.
Những lưu ý khi cho rùa ăn và thức ăn mỗi ngày của rùa cảnh
Bạn nên cung cấp lượng thức ăn cho rùa cảnh vừa đủ mỗi ngày. Với mỗi loài rùa và từng độ tuổi sẽ nạp lượng thức ăn khác nhau. Vì thế bạn có thể theo dõi xem 1 ngày rùa nhà bạn ăn bao nhiêu thức ăn, từ đó ước lượng và cân đối cho mỗi bữa ăn sau. Theo kinh nghiệm từ chuyên gia nuôi rùa cảnh, cung cấp lượng thức ăn bằng đầu và cổ rùa.
Một cách khác để xác định khối lượng thức ăn cho rùa cảnh cần thiết, là cung cấp cho rùa cảnh ăn trong mỗi bữa là với 5 – 15 phút bắt đầu trong mỗi bữa ăn rùa tiêu thụ được bao nhiêu lượng thức ăn thì bạn lần sau bạn nên cung cấp gần đó lượng thức ăn.
Sau mỗi bữa ăn, nếu bạn thấy thừa thức ăn cần dọn dẹp và gạt bỏ đi, tránh ô nhiễm môi trường nuôi rùa cảnh, đặc biệt là bể nuôi có nước.
Đối với rùa nước, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn trong nước, vì chúng thích thế. Nhưng cũng đáng lo là thức ăn thừa sẽ dễ phân hủy trong nước gây nên ô nhiễm nguồn nước. Cách thay thế là bạn xây riêng hồ ăn cho rùa nước, sau khi ăn xong dễ dàng vệ sinh.
Kết luận
Như vậy, Petcare24h đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm về thức ăn cho rùa cảnh cũng như chế độ ăn uống của chúng. Hy vọng sẽ là kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình nuôi và chăm sóc rùa cảnh.
Để biết thêm về giống rùa cảnh cũng như cách chăm sóc chúng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên trang Petcare24h.com nhé.