Có lẽ hamster đang dần trở nên hot trong các loại thú cưng bởi vẻ ngoài đáng yêu và tính cách hài hước nên được nhiều bạn trẻ săn đón. Bên cạnh đó, giá cả còn phải chăng phù hợp với tài chính cũng như thời gian chăm nuôi. Nhưng đa phần mọi người sẽ không đủ kinh nghiệm về cách nuôi sao cho chuẩn. Sau đây Petcare24h sẽ chia sẻ đến bạn những cách nuôi chuột hamster chuẩn xác nhất thông qua bài viết dưới đây.
Thức ăn phù hợp cho hamster
Hamster được biết đến là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì, thêm vào đó hamster ăn khá ít vì vậy bạn không cần chi tiêu nhiều cho thức ăn.
Thực đơn chính
Vì loài gặm nhấm nên thực đơn chính của nó là các loại ngũ cốc như ngô, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt kê,… Những loại hạt này bạn có thể mua loại hạt hỗn hợp tại các cửa hàng thú cưng đã được cân chỉnh với liều lượng phù hợp. Chọn thức ăn phù hợp là một trong những cách nuôi chuột hamster.

Nên cho hamster ăn vào 2 buổi mỗi ngày, cần tạo thói quen ăn uống cho chúng và không cần thay đổi thói quen trong quá trình chăm sóc.
Về thức ăn tươi bạn có thể cho ăn cách 3 ngày 1 lần bao gồm cà rốt, bông cải xanh, dưa leo, súp lơ,… Bạn cần lưu ý rằng không cho hamster ăn các loại thịt tươi hay đồ ăn được chế biến từ động vật vì có thể dẫn đến sự bộc phát hung dữ, sẵn sàng cắn bạn hay thậm chí ăn thịt đồng loại nếu đói.
Thức ăn bổ sung
Bạn cũng có thể bổ sung cho hamster những bữa ăn phụ nhẹ nhàng như:
- Pho mát: Bạn có thể cho hamster ăn mỗi ngày với mẫu nhỏ như hạt ngô, điều này giúp bé quen mùi hương bạn vì nó rất thích món ăn này, ngoài ra còn giúp hamster trông ngày càng tròn trịa và mũm mĩm.
- Sữa chua: Là loại thức ăn khá tốt cho hamster mỗi khi bị bệnh hay phải uống thuốc. Cho hamster ăn với khối lượng bằng ¼ muỗng và cứ cách 2 tuần 1 lần, góp phần giúp lông bé trở nên óng mượt hơn.
- Trứng luộc: Được đánh giá rất tốt cho hamster trong những ngày mang thai và dành cho bé hamster mới sinh.
Bánh mài răng
Có lẽ bạn còn chưa biết cho bé ăn các thức ăn cứng là một trong những cách nuôi chuột hamster. Vì trong quá trình phát triển của chúng, răng sẽ dài ra ảnh hưởng tới nướu gây nên biếng ăn ở hamster, nên cần cung cấp cho chúng những bánh mài răng.
Cụ thể mời bạn tham khảo thêm bài:
Thức Ăn Chuột Hamster Nào Là Tốt Nhất?
Chuồng nuôi cho hamster
Chọn kích thước và loại chuồng phù hợp với hamster
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại chuồng dành cho hamster từ kính, sắt, nhựa. Riêng hồ kính nếu bạn cần thiết kế mặt bằng lưới để đảm bảo sự thoáng khí bên trong chuồng.

Về diện tích chuồng theo tham khảo thì bạn nên chọn với tối thiểu là 70 cm vuông. Nếu có điều kiện hơn bạn có thể mua chuồng với diện tích hơn thế. Bạn cũng có thể chọn mua những chuồng có thiết kế tầng lầu độc đáo, bạn cũng cần kiểm tra độ chắc chắn để tránh hamster leo trèo rớt ngã.
Tóm lại, bạn cần chọn chuồng nuôi vững chắc và cứng cáp. Không nên mua chuồng chế tạo bằng vật liệu quá mỏng hay gỗ vì hamster có thể gặm nhấm làm hư chuồng.
Vị trí đặt
Không nên đặt chuồng nuôi ở chỗ quá lạnh hay quá nóng, nhiệt độ thích hợp là 20 – 32 độ C. Bạn cần đặt phòng khách, vì nếu để phòng ngủ vì hamster hoạt động chủ yếu khi đêm xuống sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, còn phòng bếp thì sẽ gây mất vệ sinh. Vậy nên đặt phòng khách là hợp lý, bên cạnh đó cũng tránh những chỗ gần TV hay loa sẽ ảnh hưởng đến hamster.
Sửa soạn bên trong chuồng
Việc thiết kế trong chuồng nuôi hamster cũng là những cách nuôi chuột hamster, góp phần giúp hamster thoải mái và gần gũi với môi trường xung quanh mình.

Sau khi đã tậu chuồng xong, bạn cần phải vệ sinh lại sạch sẽ rồi để khô ráo và tiến hàng trải lót nền. Về các loại lót chuồng bạn có thể dùng những loại như mùn cưa, cát sand,… Bạn cần tránh lót bằng vỏ thông hay tuyết tùng vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hamster.
Trong chuồng nên trang bị các vật dụng cần thiết như chén uống, chén ăn, hang ngủ.
Trang bị thêm đồ chơi
Đa số chuột hamster đều có tính cách hiếu động và thích nô đùa, vì thế một trong những cách nuôi chuột hamster là trang bị nhiều đồ chơi trong chuồng để bé hamster có thể tập thể dục, thư giãn chẳng hạn bóng lăn, ống trượt, bóng lăn, cầu thang, bánh xa,… Bên cạnh đó, bạn có thể thay đồ chơi định kỳ để tránh sự nhàm chán ở bé hamster.
Tham khảo thêm bài viết:
Top 5 Lồng Nuôi Hamster Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Tạo mối quan hệ thân thiết với hamster
Ngoài những cách nuôi chuột hamster trên, bạn cần phải biết cách thuần hóa chuột. Vì không phải em chuột nào cũng thân thiện ngay từ lần gặp mặt đầu tiên.

Bạn cần cho bé khoảng thời gian để làm quen môi trường nuôi, sau đó bạn thấy bé có dấu hiệu ăn uống thoải mái thì bạn thuần hóa theo các bước sau:
- Bước đầu tiên, cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh chuồng và nói chuyện cùng chúng, để bé làm quen với giọng nói của bạn.
- Tiếp theo, dùng tay cho hamster ăn những đồ ăn ưa thích của chúng. Khi chuột bắt đầu ăn thức ăn bạn đưa, thì hãy thử đưa tay vào chuồng, cần chú ý không được chạm vào chuột. Theo thời gian thì bé sẽ quen dần tay bạn.
- Cuối cùng đặt đồ ăn lên tay, cho bé tự trèo lên tay bạn, rồi bạn từ từ nâng bé lên. Có lẽ vài lần đầu hamster sẽ nhảy khỏi tay bạn nhưng hãy cứ lặp đi lặp lại thì bé hamster sẽ quen dần và cảm thấy tay bạn cũng an toàn đấy.
Bạn hãy kiên trì thực hiện theo các bước như vậy, sau một thời gian thì bé sẽ cảm thấy thoải mái và gần gũi với bạn. Bên cạnh đó, hãy thưởng thêm cho bé những đồ ăn vặt nhằm thúc đẩy thời gian thuần hóa nhanh hơn.
Vấn đề sức khỏe ở chuột hamster
Trong quá trình nuôi hamster không có gì suôn sẻ chắc chắn sẽ gặp phải vấn đề về sức khỏe ở hamster. Sau đây là những bệnh phổ biến ở hamster cụ thể.
Bệnh về da
Hamster có thể bị các vết thương ở da khi đụng trúng những vật sắc nhọn hay té ngã. Đối mặt với vấn đề này, bạn cần dùng bông gòn đã thấm nước ấm hay để rửa vết thương hay dùng nước muối pha loãng.
Còn về da liễu thì có thể do ký sinh trùng như rặn, ve, bọ chét,… dẫn đến rụng lông, giảm cân, tiêu chảy, bị bong da hay thường xuyên gãi. Khi gặp những biểu hiện này bạn cần đưa đến bác sĩ thú ý khám, đồng thời vệ sinh lại chuồng và bỏ những thức ăn đã hỏng.
Cảm lạnh
Hamster cũng có thể bị cảm lạnh, và có thể lây lan sang người. Bạn cần tránh xa khi nó có dấu hiệu bị bệnh. Biểu hiện chung như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở. Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ thú ý gần nhất.
Mất nước
Dấu hiệu nhận biết hamster mất nước là nằm xuống, thở dốc và im lặng, bạn cần đưa bé đến chỗ tránh nóng và tưới một ít nước mát cho bé để hạ nhiệt.
Nguyên nhân gây ra có thể chuồng được làm từ nhựa hay kính đều khả năng hấp thu nhiệt cao nếu đặt tại nơi nóng hay dưới ánh nắng Mặt Trời. Vì thế bạn cần đặt tại nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra bình nước, tránh tình trạng hết nước trong chuồng nuôi.
Áp xe
Bệnh áp xe gây nên do hamster bị nhiễm trùng, nó gây nên sự đau đớn ở hamster. Vì vậy cần điều trị dứt điểm. Biểu hiện là những nốt sưng tấy trên da hay mặt của hamster, có thể cứng hay mềm. Bạn cần đưa bé đến ngay bác sĩ thú y để loại bỏ vết thương và khử trùng.
Tiêu chảy
Đây có lẽ là bệnh thường gặp ở hamster, biểu hiện là ướt đuôi. Bệnh này khá nguy hiểm đến sức khỏe của bé, cần nên điều trị gấp. Nguyên nhân có thể hamster ăn những thứ không vệ sinh hay môi trường không sạch sẽ. Cách xử lý là tách chúng ra khỏi bầy, cho uống nhiều nước và rau xanh, đưa chuột đến bác sĩ thú ý để kê khai thêm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
Kết luận
Như vậy, Petcare24 đã chia sẻ đến bạn những cách nuôi chuột hamster chuẩn xác nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi hamster hiệu quả.