Trang chủ Thế Giới Động Vật Tìm Hiểu Về Loài Rùa Chân Đỏ

Tìm Hiểu Về Loài Rùa Chân Đỏ

by petcare

Rùa chân đỏ với tên tiếng anh là red foot tortoise được phát hiện đầu tiên ở phía Bắc Nam Mỹ, sau khi du nhập vào Việt Nam liền trở thành vật nuôi cảnh được nhiều người yêu thích, bởi chúng sở hữu vẻ ngoài độc lạ so với giống rùa khác. Vậy hãy cùng Petcare24h tìm hiểu về loài rùa chân đỏ này nhé.

Nguồn gốc của rùa chân đỏ

Rùa chân đỏ hay thường được gọi là rùa Savannah, có tên khoa học là Geochelone cacbonaria. Kích thước sau khi rùa trưởng thành có thể đạt từ 30 – 40m, với cân nặng khoảng 13kg.

Rùa chân đỏ có nguồn gốc từ những khu vực rừng khô hay ẩm ướt và đồng cỏ ở ven Trung và Nam Mỹ. Chúng có tuổi thọ khá lên tới 50 năm trong điều kiện môi trường nuôi chốt và khá dễ trong việc chăm sóc.

Ngoại hình độc lạ của rùa chân đỏ

Mai rùa chúng có dạng hình bầu dục, thuôn dài, vòm mai gồ lên cao. Mai rùa có những vảy màu vàng, cam, đỏ chạy dọc theo chân, hàm dưới, cổ, đến má và đỉnh đầu.

rua-chan-do-1

Bên cạnh đó, màu sắc trên vảy còn phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của rùa chân đỏ. Nếu thiếu chất dinh dưỡng mai rùa sẽ không lên màu đẹp, đôi mắt không còn lanh lợi và di chuyển trở nên chậm chạp hơn. Bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách sử dụng thêm vitamin dạng bột và canxi D3.

Tập tính của loài rùa chân đỏ

Trong môi trường nuôi nhốt, rùa chân đỏ trông khá hiền lành và dễ thương. Chúng sẽ thường trốn vào các hang khi nhận thấy mối nguy hiểm xung quanh.

Chúng cũng không có răng sắc nhọn, chỉ có mỏ rất khỏe và có thể cắn được, mặc dù chúng không thường hay cắn nhưng nếu có thì sẽ khá đau đấy.

rua-chan-do-2

Rùa chân đỏ không giống như các loài rùa khác, chúng thường hoạt động vào ban ngày và dành phần lớn thời gian để kiếm ăn và đào hang. Nếu chúng có bữa ăn lớn thì nó chuyển sang chế độ nghỉ ngơi cả tuần.

Trong thế giới tự nhiên, rùa chân đỏ rất thích việc đào hang, nhầm mục đích tìm nơi ẩn nấp, tránh rét, nóng hay lẩn trốn kẻ thù. Chúng sẽ có cảm giác an toàn khi được trốn ở nơi vừa khít cơ thể của chúng.

Điều đặc biệt ở rùa chân đỏ có tính hành vi xã hội, cụ thể như chia sẻ đồ ăn và tụ tập thành đàn. Chúng thường không đấu tranh để chiếm tổ hay thức ăn, ngoại trừ trường hợp là tranh giành con cái với nhau. 

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng rùa chân đỏ

Rùa chân đỏ là loài vật nuôi không cần phải tốn nhiều công sức để chăm sóc, từ ban đầu bạn chỉ cần thiết lập mọi thứ như chuồng nuôi, đèn sưởi ấm, độ ẩm thích hợp là đã xong. Mỗi ngày bạn chỉ cần thay nước uống, cung cấp thức ăn và dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi. 

Thức ăn

Trong môi trường tự nhiên, rùa chân đỏ thuộc loài ăn tạp, thức ăn chính của chúng là rau xanh, trái cây.

  • Với rau xanh: Chúng có thể ăn cải thìa, bồ công anh, rau thơm, rau tạt xanh. 
  • Với trái cây: Rùa chân đỏ sẽ ăn khá nhiều như củ cải, khoai lang, cà rốt, đu đủ, dưa cứng và sung.
  • Thực phẩm protein: Chúng có thể ăn khoảng 30g thịt, cách 2 tuần cho ăn 1 lần. Hay cho rùa ăn thức ăn viên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Thực phẩm bổ sung: Canxi D3 và vitamin dạng bột, bổ sung cho rùa cách 3 tuần 1 lần 
rua-chan-do-3

Tỷ lệ dinh dưỡng trong bữa ăn chuẩn nhất là 60% cỏ lá xanh và rau xanh, với 15% rau, 15% trái cây và 10% là thức ăn viên dành cho rùa hay thức ăn protein như thịt động vật.

Với lượng thức ăn bằng mai của chúng, bạn cho chúng ăn mỗi ngày vào cùng một thời điểm và đồng thời thay nước sạch.

Chuồng nuôi

Bạn có thể nuôi rùa ngoài sân hay trong nhà. Nếu bạn chọn nuôi trong nhà cần thiết kế chuồng đủ lớn khoảng 1,2 -1,4m. 

Nếu bạn chọn nuôi ngoài sân, chuồng phải có độ cao khoảng 40cm và có thể cắm sâu dưới đất vài cm để tránh trường hợp rùa đào hang và tẩu thoát.

Vì rùa chân đỏ có nguồn gốc từ nơi nhiệt đới gió mùa và khí hậu ẩm ướt, nên bạn cần cung cấp môi trường nuôi đủ ẩm. Vì vậy bạn cũng cần lắp đặt hệ thống phun sương để đảm bảo độ ẩm cho rùa. Ngoài ra, chúng cũng cần vũng bùn hay vũng nước để giải nhiệt.

Đồ lót chuồng

Đối với rùa chân đỏ, bạn cần chuẩn bị loại lót chuồng là vỏ cây bách, vỏ cây lan, rêu sphagnum với độ dày khoảng 15cm tạo điều kiện cho rùa đào hang và có thể tạo độ ẩm. 

rua-chan-do-4

Bạn cần thay chất nền khoảng 2 tuần/lần để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.

Nhiệt độ và ánh sáng

Vì đây là loài rùa máu lạnh, không thể tự điều chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ ban ngày thích hợp cho rùa khoảng 30 – 32 độ C và rùa cũng cần phơi nắng dưới nhiệt độ là 35 độ C.

Nếu nhiệt độ giảm xuống thấp hơn 20 độ C, bạn cần trang bị thêm hệ thống sưởi ấm. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và hạ thân nhiệt đột ngột.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Bạn Biết Gì Về Giống Rùa Sao Ấn Độ

Các vấn đề sức khỏe của rùa chân đỏ

Rùa chân đỏ có thể mắc phải một số bệnh sau và khả năng điều trị được, cụ thể:

Bệnh thối mai rùa

Đây thuộc loại bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân gây ra là do các vi khuẩn và nấm bám vào gây ra. Dấu hiệu nhận biết là những vết bong tróc trên vỏ mai.

rua-chan-do-5

Cách điều trị sử dụng thuốc kháng viêm. 

Tình trạng thiếu vitamin A

Do dinh dưỡng cơ thể rùa thiếu vitamin A, thường có biểu hiện như nhiễm trùng tai hay sưng mắt. Cách giải quyết có thể dùng thuốc kháng viêm.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng 

Ký sinh trùng là loại mắt thường có thể nhận thấy được như ve, bọ chét, hay giun đũa ở trong phân của rùa chân đỏ. Cách điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

Rùa chân đỏ có giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Hiện nay trên thị trường, rùa chân đỏ có giá dao động từ 2,5 – 3,5 triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng cơ thể của chúng.

Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thú cưng, vật nuôi kiểng uy tín trong khu vực. Hay tham khảo trên các diễn đàn, hội nhóm, các shop online.

Kết luận 

Như vậy, Petcare24h đã chia sẻ những thông tin về rùa chân đỏ giúp bạn hiểu hơn về giống rùa cảnh này. Hy vọng sẽ giúp ích cho việc chọn lựa rùa cảnh phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

Để biết thêm nhiều giống rùa cảnh và cách chăm sóc chúng, bạn có thể đón đọc các bài viết trên trang Petcare24h.com nhé.

You may also like

Viết Bình luận