Bài viết hôm nay hãy cùng PetCare24h điểm qua các phương pháp phòng ngừa và trị bệnh suy thận ở chó để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.
Thận của chó có chức năng gì?
Cân bằng chất trong máu, lọc chất thải, duy trì nồng độ muối và nước trong cơ thể, sản xuất Hormone khuyến khích sản xuất tế bào hồng cầu, điều chỉnh các chất điện phân… và một số nhiệm vụ khác nữa.
Với chức năng như trên thì việc chó bị mắc bệnh về thận thật nguy hiểm phải không?
Nếu không điều trị bệnh suy thận ở chó kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng đặc biệt là độc tố tích tụ trong máu lâu ngày -> sức khoẻ suy yếu -> chó tử vong.
Nguyên nhân mắc bệnh suy thận ở chó là gì?
Bệnh suy thận ở chó thường mắc ở những chú chó “lớn tuổi” và có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh:
Chức năng thận suy giảm do chó “lớn tuổi”.
Do bị nhiễm độc và chất độc tích tụ lâu ngày phá huỷ chức năng thận: chất chống đông, thuốc, thực phẩm độc hại,…
Virus, vi khuẩn, vi nấm,…
Rối loạn chức năng do di truyền hoặc bẩm sinh.
Tắc nghẽn tiết niệu, vỡ bang quang,…
Một số trường hợp đặc biệt còn xảy ra do bệnh ở răng miệng.
Bệnh suy thận ở chó được chia làm 2 loại:
Suy thận mãn tính: bệnh phát triển chậm và kéo dài, khó phát hiện triệu chứng.
Suy thận cấp: suy giảm nhanh, đột ngột các chức năng của thận và phá huỷ trầm trọng cơ thể chó.
Biểu hiện của chó khi bị bệnh:
Hay khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều.
Chán ăn, biếng ăn, bỏ bữa.
Nôn nhiều, mệt mỏi, hốc hác.
Ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá.
Loét miệng, nướu, lưỡi…
Tích tụ phù nề dưới da làm sưng chân.
Huyết áp cao.
Nếu bị nặng chó có thể bị hôn mê….
Trị bệnh suy thận ở chó bằng cách nào?
Khi chó mắc bệnh này bạn nên đưa đến bác sĩ để kiểm tra và cho lời khuyên:
Xét nghiệm máu.
Phân tích nước tiểu.
Chụp X-quang và siêu âm.
Ngoài ra chúng ta nên: truyền dịch để hỗ trợ sức đề kháng cho chó, điều chỉnh chế độ ăn cho đầy đủ dinh dưỡng, ngăn nôn, lọc máu hoặc ghép thận nếu trường hợp chó mắc bệnh nặng, bổ sung vitamin C và B1 cho chó. Mọi biện pháp điều trị nên nhận lời khuyên từ bác sĩ thú y.
Cách phòng bệnh suy thận ở chó
Cho chó ăn thức ăn và uống nước đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng.
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho chó.
Không lạm dụng thuốc điều trị bệnh cho chó.
Dạy chó không ăn thức ăn rơi vãi.
Hãy cùng PetCare24h đón đọc nhiều bài viết bổ ích khác về chó cưng nhé!
Tác giả: PetCare24h